Cách Xác Định Hướng Cửa Hợp Phong Thủy

Thứ sáu - 04/10/2024 20:36
Cách Xác Định Hướng Cửa Hợp Phong Thủy: Phải nói, phong thủy cửa chính của ngôi nhà có vai trò cực kỳ quan trọng, nó như miệng của một con người vậy, hướng cửa ảnh hưởng đến phúc hay họa của mỗi gia đình, nếu như bạn chọn được hướng cửa hợp với vận mệnh của mình sẽ mang lại phúc, may mắn, thuận lợi cho gia chủ còn nếu như hướng cửa không tốt thì sẽ mang đến họa đáng khôn lường đấy.

Sở dĩ chúng ta thường so sánh cửa chính như miệng của mỗi người vì miệng không chỉ dùng để nói mà nhiều khi còn sử dụng để hít thở, và cánh cửa chính cũng là nơi lưu thông không khí trong nhà nên nếu như chẳng may hướng cửa lệch với năng lượng của gia chủ thì sẽ đem lại hậu họa nghiêm trọng.

Cách Xác Định Hướng Cửa Hợp Phong Thủy

1. Những Cách Xác Định Hướng Cửa Hợp Phong Thủy

Hướng cửa là đường nối tâm nhà ra điểm giữa cửa chính, trong phong thủy thì hướng cửa phải nằm được trong cung tốt của quẻ trạch, có như thế mới đem lại được may mắn, thuận lợi cho ngôi nhà. Vì thế nên khi xác định vị trí hướng cửa chính cần phải sử dụng bản đồ trạch quẻ để xác định, nếu như khi thiết kế bạn không hiểu rõ hay không quan tâm đến cung sơn hướng thì cách xác định hướng cửa chính có thể dựa vào hướng gió cần thiết cũng được nhé.

Nếu như bạn đang nhầm tưởng hướng cửa chính là hướng của ngôi nhà thì bạn đã hoàn toàn sai lầm rồi đấy, thực chất thì hướng cửa là hướng mà có đường thẳng vuông góc với mặt ngang của cửa. Để có thể xác định được hướng cửa chính và vị trí như thế nào phù hợp nhất bạn cần chú ý và xem môn mệnh phải tương đối cũng như hướng cửa chính và mệnh của gia chủ phải hợp với nhau như thế mới đem lại vượng khí tốt cho ngôi nhà. Trong gia đình thì nên chọn hướng cửa hợp với mệnh của người chồng là mệnh dương còn nên tránh chọn hướng hợp với mệnh vợ, như thế sẽ tốt hơn.

Ảnh Công Trình Alux

Hướng cửa: Cửa là một yếu tố rất quan trọng tác động đến phong thủy, là vùng lưu thông của khí, nằm trong dương trạch tam yếu “môn – táo – chủ”, nghĩa là “cửa – bếp – phòng ngủ”.

Trước khi tìm hiểu về quy cách làm cửa, cần phải nắm vững các khái niệm cơ bản hướng cửa sau đây:

  • Hướng nhà: là hướng của đường thẳng vuông góc với mặt tiền nhà.
  • Mặt tiền: là mặt có chứa cửa chính của ngôi nhà.
  • Tọa sơn: là hướng của đường thẳng vuông góc với mặt hậu của ngôi nhà.
  • Mặt hậu: là mặt đối diện với mặt tiền nhà, ta còn gọi là lưng nhà.
  • Hướng cửa, cổng: là hướng của đường thẳng đi qua tâm nhà và tâm của cửa, cổng nhà (vị của cửa).

Do vậy, muốn xác định hướng nhà hay toạ sơn của nhà (từ chuyên môn là “sơn hướng”) thì không cần xác định tâm nhà. Còn muốn xác định hướng cổng, cửa nhà thì bắt buộc phải xác định được tâm nhà. Việc xác định tâm của nhà được gọi là “lập cực”. Tuỳ vào mệnh của gia chủ mà xác định được hướng và vị cửa cho tốt.

Nhiều người nhầm tưởng hướng nhà chính là hướng cửa. Thực ra hướng cửa là hướng có đường thẳng vuông góc với mặt ngang của cửa.

Hướng cửa có 2 trường hợp:

  • Hướng cửa trùng với hướng nhà.
  • Hướng cửa không trùng với hướng nhà.

Như vậy qua định nghĩa và hai trường hợp về hướng nhà và hướng cửa, chúng ta đã hình dung cho mình được chính xác nhất hướng nhà và hướng cửa.

2. Cách Chọn Hướng Cửa Chính Theo Phong Thủy

Tùy thuộc vào tuổi mệnh của chủ nhà để lựa chọn được hướng cửa chính tốt nhất cho ngôi nhà. Xây nhà được coi là việc dương cơ, nên lấy tuổi của người nam trong nhà. Chọn hướng theo mệnh chồng hoặc con trai (nếu chồng mất). Tránh việc Chọn hướng cửa chính theo tuổi phụ nữ. Vì phụ nữ thuộc âm, không tốt cho việc xây nhà, sửa nhà.

Phong thủy cửa chính cần phải đặt ở những hướng tốt. Hướng có thể thu hút sinh khí nhiều nhất (tính từ trong nhà nhìn ra). Cốt yếu để có thể mang lại nhiều điều tốt lành, thuận lợi cho cuộc sống của gia đình. Mỗi mệnh đều có 4 hướng phù hợp.
Đại môn hướng Cát, gia chủ ắt Vượng. Câu nói lý giải cho sự quan trọng của hướng cửa chính theo mệnh.

Ảnh Công Trình Alux

2.1 Hướng đặt cửa đi chính không hợp Phong thủy và cách hóa giải

Hướng của cửa chính là hướng chính của ngôi nhà. Do đó Phong thủy cửa chính tốt nhất cần quay về các hướng sinh khí, diên niên, thiên y và phục vị theo bản mệnh. Tuy nhiên, nếu hướng tốt nhất với tuổi gia chủ lại đối diện với bức tường cao, cầu vượt, sườn dốc, tòa nhà cao tầng hay các vật có cấu trúc lớn. Không tốt tí nào. Lý do là nó khiến dòng sinh khí khó chảy êm xuôi vào nhà. Bạn nên lựa chọn cửa theo hướng tốt thứ 2, 3 cho lối đi lại chính trong nhà.

Xây nhà theo Phong thủy chắc hẳn đã không còn xa lạ với mỗi chúng ta. Theo các chuyên gia thì Phong thủy không phải là một yếu tố đơn lẻ. Phong thủy là tổng hợp của nhiều yếu tố về địa hình, địa thế, xung quanh nhà ở. Hoặc đó có thể là hướng gió, dòng nước, hình dạng hay bố cục mặt bằng không gian xây dựng.

Phong thủy là yếu tố liên quan đến cát hung, họa phúc, hanh thông của bạn. Do vậy khi xây dựng nhà ở dĩ nhiên bạn quan tâm đến chi phí, phong cách kiến trúc. Đồng thời bạn cũng cần đặc biệt quan tâm đến Phong thủy để mang đến mọi sự hanh thông.

Thiết kế nhà hợp Phong thủy là cách giúp gia chủ hạn chế tối đa các rủi ro, vận hạn. Cũng như mang lại nhiều may mắn, Tài lộc trong sự nghiệp và cuộc sống. Nó cũng đảm bảo sự cân bằng trong âm – dương, tính thẩm mỹ cho một ngôi nhà.

2.2 Thiết kế nhà ở theo Phong thủy các điều bạn phải theo

Ông bà ta thường nói “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Đặc biệt là những vấn đề liên quan đến xây dựng nhà cửa.

Vị trí đặt nhà:

Đặt ở nới đất cao, mặt hướng thủy, lưng tựa sơn càng tốt. Người xưa quan niệm đây là vùng đất tụ khí thì phúc mới dày. Vậy vùng đất thế nào là vùng đất tụ khí ?

Không gian phía trươc rộng để câu khí vào. Hai bên tạo thành hình vòng cung để hướng dòng khí xoay tụ. Người xưa đã nói “ phía sau trồng đỗ phía trước cấy chiêm, hai bên hai tay liềm co lại”. Có được thế đất đó gọi là đất có tả Thanh Long (nguồn nước), hữu Bạch hổ (đất hoặc vật cao), hậu Huyền vũ (núi cao).

Trong khu dân cư thì tránh đặt cạnh chùa, miếu, bãi tham ma, ao hồ, ngõ cụt. Nhà không xây dựng tại góc ngã ba mà có con đường đâm thẳng vào nhà. Không đặt nhà trên nền đất miếu, chùa. Không đặt nhà tại nơi có khí tụ, khí độc.

Cửa chính:

Thiết kế nhà ở theo Phong thủy thì cửa chính phải mở về hướng hợp với tuổi của chủ nhà. Không mở tại nơi có con đường đâm thẳng vào nhà, tại vị trí cua vòng cung ngược gấp khúc. Không mở tại nơi có góc nhọn chĩa vào cửa như góc mái đình, góc tường nhọn nhà lân cận. Bạn cũng không mở tại nơi thấp hơn đường đi trước cửa.

Ảnh Công Trình Alux

Bếp nấu:

Đặt tại cung xấu nhằm chấn họa hại và cửa bếp (tay vặn ga) nhìn về hướng tốt. Có nghĩa là khi bạn đứng nấu mặt bạn nhìn về hướng xấu, lưng quay về hướng tốt. Không đặt bếp dưới khu vệ sinh hoặc trên khu vệ sinh. Không tựa lưng bếp ra cửa sổ hoặc khoảng trống. Cũng không nên để bếp dưới giường ngủ, bể nước.

Bàn thờ:

Đặt tại cung xấu nhằm chấn họa hại và mặt ban thờ (ảnh thờ) nhìn về hướng tốt. Không đặt ban thờ dưới khu vệ sinh hoặc trên khu vệ sinh. Không tựa lưng ban thờ ra cửa sổ hoặc khoảng trống, hai bên ban không được kê xát cửa sổ (hở hồi). Tránh để ban thờ dưới giường ngủ, bể nước.

Phòng ngủ và giường ngủ:

Đặt tại cung tốt nhìn về hướng tốt – Nhất tọa nhì hướng. Vì chủ nhà là vật thể sống (dương) lên phải được tọa trong phần cung tốt và nhìn về hướng tốt (chân chĩa về hướng tốt). Đây là điều quan trọng nhất.

Thiết kế nhà ở theo Phong thủy chú ý giường ngủ không được đặt phía trên bếp hoặc ban thờ. Giường ngủ không nằm dưới xà nhà, dầm nhà, quạt trần, đèn chùm, vật trang trí có góc nhọn gây xát khí. Không quay đầu giường ngủ ra trực tiếp của sổ, cửa đi, bệ xí.

Tầng hầm đại kỵ làm phòng ngủ trong các loại hình nhà ở:

Hướng giường ngủ tính thế nào là nội dung đã phần nào được giải thích qua phần trên. Một lưu ý quan trọng chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc là tầng hầm đại kỵ làm phòng ngủ bởi tầng hầm âm khí nặng nề, không khí không lưu thông rất có hại đối với sức khỏe.

Nhà vệ sinh:

Đặt tại các cung xấu trong nhà để chấn hướng xấu, lưng xí không được quay về hướng tốt. Không đặt nhà xí trên khu bếp, trên ban thờ, trên giường ngủ.

Cầu thang:

Đặt tùy vị trí phong thủy, nếu có thể lên đặt trong cung tốt, bậc cuối của thang quay về hướng tốt. Tổng số bậc thang cho 1 tầng và toàn nhà phải chia hết cho 4 dư 1 hoặc 2 để và cung Sinh và cung Lão. Chiều cao bậc thông thường từ 160mm đến 170mm. Mặt bậc rộng từ 250mm đến 300mm, rộng vế thang khoảng 0,9m đến 1,2m.

Kích thước cửa:

Theo thước lỗ ban thì lọt lòng cửa vào các vạch đỏ cả trên và dưới là được. Alumax xin giới thiệu một số kích thước thường dùng: 3200 x 2820 | 2820 x 2620 | 2750 x 2560 | 2350 x 3250 | 2140 x 2140 | 1940 x 1940 | 1670 x 2140 | 1450 x2140 | 1250 x 2140 | 1150 x 2150 | 810 x 2150 (cửa vào phòng ngủ) | 680 x 2150 (cửa vào vệ sinh). Lưu ý: Các kích thước này phải cộng thêm khuôn cửa mới ra được khoảng trống trên tường xây.

Bên cạnh đó, cửa chính nên đặt ở hướng trước mặt có sự thông thoáng. Tránh đối diện với ngã ba hoặc các ngõ hẹp sẽ dễ gây hao tài, tốn của, gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tinh thần của mọi người trong nhà.

Nếu không có sự lựa chọn khác, bạn nên hóa giải bằng cách thiết kế cửa chính chếch sang hướng tốt hoặc treo gương, trồng cây xanh hoặc đặt đài phun nước trước nhà tùy theo mệnh của chủ nhà.

Khi nhà có nhiều cửa đi mặt tiền:

Trong nhà có hai loại cửa: cửa chính (đại môn) và các cửa phụ như cửa sổ, cửa hông… Có quan niệm “Đa môn tắc đa khẩu”, ví nhà nhiều cửa như có nhiều miệng, hút và thoát gió nhiều, gây thất thoát sinh khí hoặc lưu chuyển vào nhà những luồng khí không mong muốn.

Đa số gia chủ có điều kiện tài chính mua được khu đất rộng đều muốn không gian trong nhà luôn thoáng đãng với nhiều cửa. Trong trường hợp nhà có nhiều cửa, cần đảm bảo hài hòa với cảnh quan sân vườn và tuân thủ nguyên tắc âm dương, tàng phong tụ khí và tránh trực xung. Nếu phòng khách nhà bạn có 2 cửa chính nên làm 1 cửa lớn , 1 cửa nhỏ.

2.3 Phong thủy cổng và cửa chính nếu nhà bạn có cổng hàng rào

Cửa chính nên xây cùng hướng với cổng nhưng không nên xây đối diện thẳng với cổng. Luồng sinh khí từ cổng vào khá mạnh sẽ đi vào nhà, có thể sẽ mang đến vượng khí giúp công việc làm ăn gặp nhiều thuận lợi. Tuy nhiên khi có những biến cố bên ngoài xảy ra, người trong nhà cũng dễ gặp bất trắc cũng như ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe.

Vì thế, cửa chính hợp phong thủy nên đặt chếch so với cổng. Để giảm độ mạnh của luồng khí đi vào nhà giúp điều chỉnh luồng khí một cách tốt nhất trước khi đi vào các không gian chức năng khác trong nhà qua cửa chính.

Nếu đã thiết kế cửa đi chính và cửa cổng thẳng hàng nhau, bạn nên trồng cau, trồng thảm cỏ hay mua mành trúc, chuông gió, tạo bình phong… Giảm bớt khí mạnh, điều chỉnh luồng khí nhẹ nhàng vào nhà. Có thế mới góp phần giúp cuộc sống gia đình an lành, hòa thuận hơn.

Ảnh Công Trình Alux

2.4 Phong thủy cửa đi chính và cửa hậu phía sau nhà

Ngoài ra, Phong thủy cửa chính và cửa hậu phía sau nhà phải không được đặt thẳng hàng. Phong thủy quan niệm cần phải ‘tàng phong tụ khí’. Phong thủy cửa đi chính đối diện cửa sau khiến luồng vượng khí không đọng lại được khi vào nhà, tài vào cửa trước tài ra cửa sau.

Bên cạnh đó, Phong thủy cửa chính không được đặt gương đối diện với cửa chính tạo thành thế ‘cửa đối cửa’. Như vậy sẽ tạo thành sát khí, khiến mọi người dễ gặp bất hòa, mâu thuẫn hay tinh thần bất ổn.

Phong thủy cửa chính tốt nhất không nên đối diện cầu thang. Cửa chính không đối diện với cửa bếp, cửa nhà kho để tránh hao tài tốn của.

Phong thủy kiêng kỵ cửa chính không được đâm thẳng hướng vào bếp nấu. Hoặc thẳng hàng với cửa phòng ăn, phòng bếp, phòng ngủ.

Ảnh Công Trình Alux

3. Kích Thước Cửa Chính Theo Phong Thủy

Kích thước cửa chính theo Phong thủy là điều tất yếu không khác được. Vấn đề là kích thước cửa chính 4 cánh, 2 cánh theo Phong thủy như thế nào mà thôi. Cùng với cầu thang, hành lang (lối vào nhà) thì cửa chính là nơi dẫn khí, chiêu tài nạp cát. Luồng sinh khí được coi như mạch máu đi nuôi cơ thể. Để có một cơ thể khỏe mạnh, mạch máu không thể chảy quá nhanh hoặc quá chậm. Vì vậy, cửa chính cần thiết kế cao và rộng nhất so với các cửa trong nhà giúp thu khí và dẫn khí.

Nên tạo sự cân đối, hài hòa giữa kích thước cửa chính với tổng thể ngôi nhà. Một cửa chính hẹp, nhỏ sẽ kiềm chế những vận khí, may mắn đến với những người sống trong nhà. Ngoài ra, kích thước cửa chính theo Phong thủy rộng mở giúp những người trong nhà cảm thấy vui vẻ, phấn khích, khỏe mạnh.

Phong thủy cửa đi chính nên thiết kế hình chữ nhật đơn giản, cân đối với ngôi nhà. Như vậy sẽ giúp cuộc sống gia đình luôn đủ đầy, thịnh vượng. Với nhà ở phương Đông, không nên thiết kế cửa chính hình vòm dễ gặp nhiều thị phi.

Với những nhà không có cổng, cửa chính bước thẳng ra đường. Trong trường hợp này nên thiết kế cánh cửa đẩy vào trong hoặc cửa trượt, kéo. Mục đích là tạo sự kín đáo, tránh những ảnh hưởng không tốt từ bên ngoài vào nhà.

4. Trang trí cửa chính hợp phong thủy

Phong thủy cửa đi chính là nơi ra vào của ‘thần tài’. Muốn hút Tài lộc còn cần phải giữ cho xung quanh cửa chính luôn gọn gàng, sạch sẽ. Không nên trang trí rườm rà, tô nhiều màu sắc, đặt các vật dụng một cách tùy tiện. Làm thế dễ gây sát khí cũng như cản trở việc lưu thông luồng khí vào nhà.

Dù chọn lựa vật liệu hay màu sắc gì, bạn cũng không để cửa cũ kỹ, bong tróc sơn. Nếu băn khoăn trong việc chọn màu, bạn có thể chọn những gam màu tươi sáng. Màu sáng để mang đến cảm giác tươi vui, mang đến nhiều may mắn cho cả nhà.

Trang trí cửa chính hợp phong thủy

5.  Một số Lưu Ý kiêng kỵ cửa đi trong nhà hợp phong thủy

Tất cả các cửa trong nhà cũng cần xác định kích thước theo lỗ ban tránh vào cung xấu. Trong trường hợp nhà có phòng thờ, cần lưu ý không để cửa vào phòng thờ đâm ngang hông hoặc đi vào từ sau lưng bàn thờ. Như vậy sẽ làm mất đi sự thiêng liêng của khu vực này.

Cửa phòng ngủ kiêng nhất là đối diện với bếp lò. Cần tránh đặt cửa hai phòng ngủ đối diện nhau để không phạm vào “môn xung sát”. Phạm vào làm mất hòa khí trong nhà.

Trong phòng ngủ, nếu có cửa ra ban công, nên bố trí ở cuối giường, tránh lối đi đâm thẳng vào giường. Cửa ra vào phòng tránh đâm ngang vào giường. Cửa vào phòng vệ sinh tránh đối diện giường để không mang xú uế không tốt cho người trong nhà.

6. Ý nghĩa của việc thiết kế nhà ở theo phong thủy

Chọn năm xây nhà và tuổi xây nhà biệt thự, nhà phố đẹp cũng là một yếu tố quyết định. Bạn cần biết được cách tính để tránh những rắc rối không cần thiết khi xây dựng. Nếu bạn không hợp tuổi nhưng phải xây theo năm dự kiến thì tìm người có tuổi phù hợp và hợp với tuổi của mình để nhờ đứng tuổi xây nhà. Người mình mượn tuổi lên từ 27 đến 63 tuổi là phù hợp nhất vì là độ tuổi sung sức, thành đạt.

Dân gian Việt nam có câu: Lấy vợ xem tuổi đàn bà; làm nhà xem tuổi đàn ông.

Làm nhà thường tránh gặp những năm: Tam tai, Kim lâu, Hoàng ốc

Tam Tai:

Người chủ nhà tuổi Thân – Tí – Thìn gặp hạn Tam tai vào năm Dần – Mão – Thìn.

Chủ nhà tuổi Dần – Ngọ – Tuất gặp hạn Tam tai vào năm Thân – Dậu – Tuất.

Người chủ nhà tuổi Tỵ – Dậu – Sửu gặp hạn Tam tai vào năm Hợi – Tí – Sửu.

Chủ nhà tuổi Hợi – Mão – Mùi gặp hạn Tam tai vào năm Tỵ – Ngọ – Mùi.

Kim Lâu:

Nam: Lấy số tuổi (tính theo tuổi các cụ [tuổi mụ) chia cho 9, số dư mà = 1, 3, 6, 8 thì là phạm Kim Lâu (tính để xem tuổi làm nhà, sửa nhà).

Nếu dư 1 là phạm Kim lâu thân (Gây tai hoạ cho bản thân người chủ).

Nếu dư 3 là phạm Kim lâu thê (Gây tai hoạ cho vợ của người chủ).

Nếu dư 6 là phạm Kim lâu tử (Gây tai hoạ cho con của người chủ).

Nếu dư 8 là phạm Kim lục súc (Gây tai hoạ cho con vật nuôi trong nhà). Riêng cái này có phạm cũng không sao nếu bạn không phải người Kinh doanh chăn nuôi hoặc quá yêu quý động vật.

Nữ: Lấy số tuổi (tính theo tuổi các cụ [tuổi mụ]) chia cho 9, số dư mà bằng 1, 3, 6, 8 là phạm Kim Lâu (tính theo tuổi lấy chồng)

Tóm lại – Các tuổi Kim Lâu cần tránh: 12, 15, 17, 19, 21, 24, 26, 28, 30, 33, 35, 37, 39, 42, 44, 46, 48, 51, 53, 55, 57, 60, 62, 64, 66, 69, 71, 73, 75.

Hoàng Ốc:

Các tuổi Hoàng Ốc cần tránh: 12, 14, 15, 18, 21, 23, 24, 27, 29, 30, 32, 33, 36, 38, 39, 41, 42 , 45, 47, 48, 50, 51, 54, 56, 57, 60, 63, 65, 66, 69, 72, 74, 75, 78, 81, 83.

Chọn tuổi không bị phạm Kim Lâu, Tam Tai, Hoàng Ốc là phù hợp nhất.

Thiết kế nhà ở theo Phong thủy và xây nhà dựng nhà cửa là một trong những công việc quan trọng nhất trong đời người bởi “an cư thì mới lập nghiệp”. Và thiết kế nhà theo Phong thủy cũng được xem là lưu ý hàng đầu nhằm hạn chế tối đa rủi ro cũng như mang đến sự hưng thịnh cho cả gia đình. Với nhiều người, nhiều gia đình Phong thủy đóng vai trò quan trọng, gần như không thể thiếu trong quá trình thiết kế, thi công nhà ở hiện nay.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây